Lương tiến sĩ còn thua ô sin
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Lương tiến sĩ còn thua ô sin
Nhiều năm qua, “chảy máu chất xám” được coi là một hiện tượng phức tạp, buộc nhiều quốc gia cần xem xét và điều chỉnh, từ đó có chính sách, biện pháp khắc phục. Bởi, dù thế nào thì trong thế giới hiện đại, sự phát triển của mỗi quốc gia luôn cần tới vai trò của tri thức, trí tuệ.
Tuy nhiên, do cơ chế trả lương và đãi ngộ quá bất cập mà Việt Nam đang phải… chấp nhận tình trạng chảy máu chất xám hằng ngày, hằng giờ.
Tốn kém nhiều - kết quả ít
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, hiện có trên 3 vạn lưu học sinh du học theo các con đường: Hiệp định giữa hai chính phủ, với học bổng của các tổ chức nước ngoài, học bổng của chính phủ trong khuôn khổ đề án đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật của các cơ sở nước ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước (Đề án 322) và du học tự túc. Với Đề án 322, từ năm 2000 đến 2010, Việt Nam đã chi hơn 2.500 tỉ đồng cho khoảng 3.000 cán bộ, giảng viên đi nước ngoài học tập; và trong số 2.268 người được đưa đi đào tạo tiến sĩ, thì chỉ có 1.074 tiến sĩ về nước. Chi phí bình quân cho mỗi du học sinh theo đề án này là khoảng 22.000USD/năm. Như vậy, trong 10 năm Nhà nước phải chi cho mỗi người là 220.000USD, tức gần 4,4 tỉ đồng.
[IMG]
Việc thiếu những cơ chế hợp lý đãi ngộ người tài đã khiến tình trạng chảy máu chất xám ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng.
Không chỉ vậy, thống kê của Bộ GD&ĐT cho biết số lượng du học sinh Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tăng, theo đó, năm học 2010-2011 có 98.536 người, năm học 2011-2012 có 106.104 học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập. Như vậy, nếu tính một suất du học tốn tối thiểu 10.000-15.000USD (có thể cao hơn) thì mỗi năm Việt Nam chuyển ra nước ngoài 1-1,5 tỉ USD. Dù vậy, nhưng hiện nay, Bộ GD&ĐT cũng chỉ nắm được con số du học sinh đi theo Đề án 322, với 120 du học sinh đã tốt nghiệp trở về nước. Số còn lại, do cá nhân học sinh, sinh viên tự liên hệ, không thông qua Bộ GD&ĐT nên khó nắm được con số đi cũng như số trở về và đến nay cũng chưa có một điều tra nào về thực trạng việc làm của những du học sinh, sau khi tốt nghiệp các trường đại học nước ngoài trở về.
Thực trạng đáng buồn hiện nay là các du học sinh ra nước ngoài học tập bằng nhiều con đường khác nhau nhưng nẻo về lại giống nhau và phần lặng lẽ mất hút; phần khác nếu không được ở lại, khi trở về họ cũng tìm cơ hội tại các công ty nước ngoài. Mặc dù những năm gần đây, một số địa phương cũng có những chính sách thu hút nhân tài, trong đó Hà Nội có hẳn một đề án thu hút nhân tài nhưng đáng tiếc là hiệu quả của việc triển khai thực hiện của những đề án, kế hoạch này lại… chỉ như “đá ném ao bèo”.
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại”
Là á quân của cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” năm đầu tiên, năm 2002, Nguyễn Thành Vinh có học bổng sang Australia du học ngành hóa học tại Đại học New South Wales tại Sydney. Kết thúc chương trình cử nhân, Vinh tiếp tục chương trình tiến sĩ về hóa hữu cơ tại Đại học Quốc gia Australia (ANU). Phản ứng trước con số 70% du học sinh Việt Nam không trở về nước sau khi tốt nghiệp, Vinh nói: “Nếu 30% quay trở về làm đất nước phát triển rực rỡ thì thế đã là quá đủ. 70% nữa quay trở về chỉ làm môi trường thêm chật chội. Nếu 30% đã quay về chẳng làm được gì hết thì 70% nữa quay về liệu có làm được gì không? ”.
Ông Phạm Sỹ Tiến, nguyên Trưởng ban Điều hành Đề án 322 trăn trở: “Điều đáng buồn nhất của các đề án đầu tư đưa học sinh, sinh viên đi du học là người học được Nhà nước đầu tư rất tốt, nhưng sau khi về nước không phát huy được năng lực của mình, không có môi trường để phát triển nghiên cứu tiếp”. Ông Tiến nhận xét: “Đề án có tốt nhưng “đầu ra” không tốt thì hiệu quả cũng bị giảm sút. Một số du học sinh sau khi về nước đã xin thôi việc ở cơ quan cũ để sang cơ quan khác làm việc hoặc làm việc cho doanh nghiệp. Nhiều người ở lại nước ngoài”.
Không chỉ vậy, với thạc sĩ, tiến sĩ… được đào tạo bài bản và có trình độ chuyên môn, việc đãi ngộ thông qua lương bổng cũng vô cùng bất cập. Với trình độ cao học, một người cần bỏ ra 20-30 triệu cho 2 năm học (trong đó tiền học phí chỉ dao động 13-15 triệu), còn nếu muốn học tiếp lên tiến sĩ thì số tiền này sẽ còn nhiều hơn bởi một loạt các loại phí khác nằm ngoài chuyện học tập, như “phí bảo vệ luận án, phí quà cáp”... Và nếu trừ 10 triệu đồng/năm được Nhà nước hỗ trợ, hầu hết nghiên cứu sinh đều phải bỏ thêm tiền túi ra để phục vụ nghiên cứu. Đối với nghiên cứu sinh khối xã hội còn đỡ, khối kỹ thuật có người phải tốn cả trăm triệu đồng để trang bị các điều kiện nghiên cứu. Thế nhưng đến thời điểm này, theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước thì không có thang lương cho học vị thạc sĩ hay tiến sĩ.
Anh Nguyễn Hùng, giảng viên một trường đại học ở Hà Nội cho biết, sau khi làm xong tiến sĩ theo Đề án 322 ở Trường đại học Paris 6 ở Pháp về, anh có cảm giác “khủng hoảng”. Đang từ cuộc sống đầy đủ, lúc về nước anh nhận mức lương 2,5 triệu/tháng trong 6 tháng đầu do chưa tham gia nhiều hoạt động khác của khoa. Hiện giờ, mức lương của anh là 3,6 triệu đồng/tháng, không thay đổi so với trước lúc đi học.
Khá hơn anh Hùng, anh Trần Văn Long, giảng viên một trường đại học kỹ thuật tại Hà Nội đã hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh vào năm 2011 và được hưởng hệ số lương là 3,33. Tuy nhiên, anh cho biết, nếu không dạy vượt tiết, tất tần tật thu nhập của anh ở trường chỉ là 3,5 triệu đồng/tháng. Nếu dạy vượt tiết, giờ hành chính anh được trả 25.000 đồng/tiết, ngoài giờ là 50.000 đồng/tiết. Anh nói: “Lương giảng viên thì thấp, chúng tôi còn phải lo cho vợ con, nhà cửa, thế này thì thạc sĩ hay tiến sĩ cũng có khác gì cử nhân mới ra trường đâu?”.
Chia sẻ về tình trạng “chảy máu chất xám” và đãi ngộ người tài ở nước ta hiện nay, GS Phạm Minh Hạc (nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) cho rằng: “Nhiều người đi học ở nước ngoài về vẫn phải tự thân vận động, tự bỏ tiền túi để nghiên cứu khoa học, một phần do thủ tục hành chính, chế độ, chính sách chưa thỏa đáng. Họ không về do hệ thống nghiên cứu khoa học trong nước chưa đủ hấp dẫn cho người có tài làm việc trong nước, chưa đủ mức tin cậy cho những nhà khoa học trẻ thấy rằng, mình làm trong nước có thể tiến bộ và cống hiến được như nước ngoài. Chúng ta cần chú trọng đội ngũ trí thức trong nước ở các viện khoa học, các trường đại học, các tổ chức... Có một điểm không thể thiếu được là chú trọng kêu gọi những nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài trở về nước hợp tác, cộng tác thường xuyên để có sự gắn bó, hợp tác. Nhà nước không cần có một chính sách gì quá đặc biệt với trí thức Việt kiều mà hãy tập trung vào những chính sách tốt cho trí thức trong nước”.
Rõ ràng, chuyện lương bổng và trên hết là quá nhiều bất cập trong chính sách trọng dụng, đãi ngộ nhân tài khiến du học sinh khi trở về không có cơ hội phát triển nghề nghiệp lẫn thăng tiến. Và nếu chúng ta cứ tiếp tục “vô tư” không nghĩ đến một giải pháp thu dụng những tri thức trẻ có năng lực, bao gồm cả những sinh viên tốt nghiệp trong nước và du học sinh, thì một ngày không xa con số “chảy máu chất xám” của đất nước sẽ còn tăng theo cấp số nhân.
Theo Petrotimes
Tuy nhiên, do cơ chế trả lương và đãi ngộ quá bất cập mà Việt Nam đang phải… chấp nhận tình trạng chảy máu chất xám hằng ngày, hằng giờ.
Tốn kém nhiều - kết quả ít
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, hiện có trên 3 vạn lưu học sinh du học theo các con đường: Hiệp định giữa hai chính phủ, với học bổng của các tổ chức nước ngoài, học bổng của chính phủ trong khuôn khổ đề án đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật của các cơ sở nước ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước (Đề án 322) và du học tự túc. Với Đề án 322, từ năm 2000 đến 2010, Việt Nam đã chi hơn 2.500 tỉ đồng cho khoảng 3.000 cán bộ, giảng viên đi nước ngoài học tập; và trong số 2.268 người được đưa đi đào tạo tiến sĩ, thì chỉ có 1.074 tiến sĩ về nước. Chi phí bình quân cho mỗi du học sinh theo đề án này là khoảng 22.000USD/năm. Như vậy, trong 10 năm Nhà nước phải chi cho mỗi người là 220.000USD, tức gần 4,4 tỉ đồng.
[IMG]
Việc thiếu những cơ chế hợp lý đãi ngộ người tài đã khiến tình trạng chảy máu chất xám ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng.
Không chỉ vậy, thống kê của Bộ GD&ĐT cho biết số lượng du học sinh Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tăng, theo đó, năm học 2010-2011 có 98.536 người, năm học 2011-2012 có 106.104 học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập. Như vậy, nếu tính một suất du học tốn tối thiểu 10.000-15.000USD (có thể cao hơn) thì mỗi năm Việt Nam chuyển ra nước ngoài 1-1,5 tỉ USD. Dù vậy, nhưng hiện nay, Bộ GD&ĐT cũng chỉ nắm được con số du học sinh đi theo Đề án 322, với 120 du học sinh đã tốt nghiệp trở về nước. Số còn lại, do cá nhân học sinh, sinh viên tự liên hệ, không thông qua Bộ GD&ĐT nên khó nắm được con số đi cũng như số trở về và đến nay cũng chưa có một điều tra nào về thực trạng việc làm của những du học sinh, sau khi tốt nghiệp các trường đại học nước ngoài trở về.
Thực trạng đáng buồn hiện nay là các du học sinh ra nước ngoài học tập bằng nhiều con đường khác nhau nhưng nẻo về lại giống nhau và phần lặng lẽ mất hút; phần khác nếu không được ở lại, khi trở về họ cũng tìm cơ hội tại các công ty nước ngoài. Mặc dù những năm gần đây, một số địa phương cũng có những chính sách thu hút nhân tài, trong đó Hà Nội có hẳn một đề án thu hút nhân tài nhưng đáng tiếc là hiệu quả của việc triển khai thực hiện của những đề án, kế hoạch này lại… chỉ như “đá ném ao bèo”.
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại”
Là á quân của cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” năm đầu tiên, năm 2002, Nguyễn Thành Vinh có học bổng sang Australia du học ngành hóa học tại Đại học New South Wales tại Sydney. Kết thúc chương trình cử nhân, Vinh tiếp tục chương trình tiến sĩ về hóa hữu cơ tại Đại học Quốc gia Australia (ANU). Phản ứng trước con số 70% du học sinh Việt Nam không trở về nước sau khi tốt nghiệp, Vinh nói: “Nếu 30% quay trở về làm đất nước phát triển rực rỡ thì thế đã là quá đủ. 70% nữa quay trở về chỉ làm môi trường thêm chật chội. Nếu 30% đã quay về chẳng làm được gì hết thì 70% nữa quay về liệu có làm được gì không? ”.
Ông Phạm Sỹ Tiến, nguyên Trưởng ban Điều hành Đề án 322 trăn trở: “Điều đáng buồn nhất của các đề án đầu tư đưa học sinh, sinh viên đi du học là người học được Nhà nước đầu tư rất tốt, nhưng sau khi về nước không phát huy được năng lực của mình, không có môi trường để phát triển nghiên cứu tiếp”. Ông Tiến nhận xét: “Đề án có tốt nhưng “đầu ra” không tốt thì hiệu quả cũng bị giảm sút. Một số du học sinh sau khi về nước đã xin thôi việc ở cơ quan cũ để sang cơ quan khác làm việc hoặc làm việc cho doanh nghiệp. Nhiều người ở lại nước ngoài”.
Không chỉ vậy, với thạc sĩ, tiến sĩ… được đào tạo bài bản và có trình độ chuyên môn, việc đãi ngộ thông qua lương bổng cũng vô cùng bất cập. Với trình độ cao học, một người cần bỏ ra 20-30 triệu cho 2 năm học (trong đó tiền học phí chỉ dao động 13-15 triệu), còn nếu muốn học tiếp lên tiến sĩ thì số tiền này sẽ còn nhiều hơn bởi một loạt các loại phí khác nằm ngoài chuyện học tập, như “phí bảo vệ luận án, phí quà cáp”... Và nếu trừ 10 triệu đồng/năm được Nhà nước hỗ trợ, hầu hết nghiên cứu sinh đều phải bỏ thêm tiền túi ra để phục vụ nghiên cứu. Đối với nghiên cứu sinh khối xã hội còn đỡ, khối kỹ thuật có người phải tốn cả trăm triệu đồng để trang bị các điều kiện nghiên cứu. Thế nhưng đến thời điểm này, theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước thì không có thang lương cho học vị thạc sĩ hay tiến sĩ.
Anh Nguyễn Hùng, giảng viên một trường đại học ở Hà Nội cho biết, sau khi làm xong tiến sĩ theo Đề án 322 ở Trường đại học Paris 6 ở Pháp về, anh có cảm giác “khủng hoảng”. Đang từ cuộc sống đầy đủ, lúc về nước anh nhận mức lương 2,5 triệu/tháng trong 6 tháng đầu do chưa tham gia nhiều hoạt động khác của khoa. Hiện giờ, mức lương của anh là 3,6 triệu đồng/tháng, không thay đổi so với trước lúc đi học.
Khá hơn anh Hùng, anh Trần Văn Long, giảng viên một trường đại học kỹ thuật tại Hà Nội đã hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh vào năm 2011 và được hưởng hệ số lương là 3,33. Tuy nhiên, anh cho biết, nếu không dạy vượt tiết, tất tần tật thu nhập của anh ở trường chỉ là 3,5 triệu đồng/tháng. Nếu dạy vượt tiết, giờ hành chính anh được trả 25.000 đồng/tiết, ngoài giờ là 50.000 đồng/tiết. Anh nói: “Lương giảng viên thì thấp, chúng tôi còn phải lo cho vợ con, nhà cửa, thế này thì thạc sĩ hay tiến sĩ cũng có khác gì cử nhân mới ra trường đâu?”.
Chia sẻ về tình trạng “chảy máu chất xám” và đãi ngộ người tài ở nước ta hiện nay, GS Phạm Minh Hạc (nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) cho rằng: “Nhiều người đi học ở nước ngoài về vẫn phải tự thân vận động, tự bỏ tiền túi để nghiên cứu khoa học, một phần do thủ tục hành chính, chế độ, chính sách chưa thỏa đáng. Họ không về do hệ thống nghiên cứu khoa học trong nước chưa đủ hấp dẫn cho người có tài làm việc trong nước, chưa đủ mức tin cậy cho những nhà khoa học trẻ thấy rằng, mình làm trong nước có thể tiến bộ và cống hiến được như nước ngoài. Chúng ta cần chú trọng đội ngũ trí thức trong nước ở các viện khoa học, các trường đại học, các tổ chức... Có một điểm không thể thiếu được là chú trọng kêu gọi những nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài trở về nước hợp tác, cộng tác thường xuyên để có sự gắn bó, hợp tác. Nhà nước không cần có một chính sách gì quá đặc biệt với trí thức Việt kiều mà hãy tập trung vào những chính sách tốt cho trí thức trong nước”.
Rõ ràng, chuyện lương bổng và trên hết là quá nhiều bất cập trong chính sách trọng dụng, đãi ngộ nhân tài khiến du học sinh khi trở về không có cơ hội phát triển nghề nghiệp lẫn thăng tiến. Và nếu chúng ta cứ tiếp tục “vô tư” không nghĩ đến một giải pháp thu dụng những tri thức trẻ có năng lực, bao gồm cả những sinh viên tốt nghiệp trong nước và du học sinh, thì một ngày không xa con số “chảy máu chất xám” của đất nước sẽ còn tăng theo cấp số nhân.
Theo Petrotimes
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|